Vị trí đặt điều hoà khiến vợ chồng ngày càng mâu thuẫn và xa cách
Điều hòa thuộc loại “động”, nên lắp đặt tại hướng tốt là hướng Thanh Long (Rồng xanh – phía bên trái nhà ở), với ý nghĩa Rồng xanh sẽ thổi khí tốt vào nhà. Tuy nhiên, xét ở góc độ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng hai thiết bị điện đó, thì những vị trí sau đây cần tránh, hoặc nên được ưu tiên lắp đặt, dù có thể không đảm bảo tính thẩm mỹ hay tính thuận tiện.
Nếu gia đình ngày càng bất hoà, vợ chồng nhiều mâu thuẫn làm ăn kém đi hãy nhìn lại vị trí đặt điều hoà – đơn giản nhưng hữu ích vô cùng.
Có nhiều cách để xác định vị trí tốt bố trí điều hòa trong nhà. Chẳng hạn, lắp máy điều hòa tại vị trí mà thành viên trong gia đình cần Kim (thường là những người sinh vào mùa Xuân). Cụ thể, chồng cần Kim thì lắp điều hòa tại hướng Tây Bắc, vì hướng Tây Bắc đại diện cho người chồng, người cha. Tương tự, vợ cần Kim thì lắp hướng Tây Nam, con trai cả hướng Đông, con trai thứ hướng Bắc, con trai út hướng Đông Bắc, con gái cả hướng Đông Nam, con gái thứ hướng Nam, con gái út hướng Tây.
Ngoài ra, điều hòa thuộc loại “động”, nên lắp đặt tại hướng tốt là hướng Thanh Long (Rồng xanh – phía bên trái nhà ở), với ý nghĩa Rồng xanh sẽ thổi khí tốt vào nhà. Tuy nhiên, xét ở góc độ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng hai thiết bị điện đó, thì những vị trí sau đây cần tránh, hoặc nên được ưu tiên lắp đặt, dù có thể không đảm bảo tính thẩm mỹ hay tính thuận tiện.
Bố trí điều hòa trong phòng khách
Cấm kỵ nhất trong phòng khách là không để nguồn gió của điều hòa thổi thẳng vào tài vị, điều đó sẽ làm hao tài, tán của. Cửa chính ngôi nhà là điểm tài khí, vì vậy nếu máy điều hòa đối thẳng với cửa chính, thì tài khí trong nhà bị thổi hết ra ngoài và trong nhà cũng không có cảm giác ấm cúng.
Nếu đã lắp đặt điều hòa đối diện cửa chính, có thể hóa giải bằng cách đặt một bình phong bằng kính hoặc treo rèm hạt châu tại huyền quan. Gió của điều hòa nếu thổi thẳng vào ghế ngồi sẽ khiến người ngồi cảm thấy khó chịu, dễ bị ảnh hưởngg tới vận thế của công việc và sự nghiệp. Vì vậy, nên điều chỉnh gió sang vị trí khác hoặc chuyển ghế của chủ nhà sang vị trí khác.
Lắp điều hòa trong phòng ngủ
Khi đang ngủ, các mạch máu mở ra, hệ thống hít thở cũng không phòng chống, gió điều hòa thổi thẳng vào người sẽ dễ bị cảm và dễ “đọng” lại khí tà. Vì thế, cần điều chỉnh hướng gió lên trên.
Phòng bếp và phòng ăn
Phòng bếp là chỗ nấu ăn cho cả nhà, nếu gió điều hòa thổi thẳng vào bếp thì ảnh hưởng đến lửa không đủ năng lượng để nấu. Bên cạnh đó, điều hòa để ở vị trí như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người ăn.
Bếp núc là biểu tượng của tình cảm, cho nên bài trí như vậy cũng rất dễ ảnh hưởng xấu đến đời sống vợ chồng. Vì thế, khi lắp điều hòa trong gian phòng bếp, các gia đình nên cố gắng lắp ở vị trí “an toàn” sao cho gió của điều hòa không thổi thẳng vào bếp.
Dùng điều hoà tiết kiệm
Chọn kích thước, công suất điều hòa không phù hợp
Nhiều người nghĩ rằng kích thước và công suất của máy điều hòa càng lớn thì càng mát nhanh, mát lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, điều hòa “quá khổ” so với diện tích căn phòng sẽ không ngừng tự động tắt – bật, do đã đủ độ lạnh cần thiết, dẫn đến việc sử dụng năng lượng không hiệu quả.
Do vậy, bạn nên hỏi các chuyên gia điện máy tư vấn để lựa chọn cho nhà một chiếc điều hòa đúng kích cỡ – vừa nhanh mát mà vẫn tiết kiệm điện. Thông thường, những căn phòng tầng thấp hoặc ở vị trí ít nắng chỉ cần điều hòa dung tích bé hơn so với các căn phòng hứng nhiều nắng.
Không sử dụng quạt trần
Nhiều người nghĩ rằng khi sử dụng điều hòa không khí thì không cần đến quạt trần truyền thống nữa. Tuy nhiên trên thực tế, quạt trần sẽ giúp bạn chạy điều hòa không khí hiệu quả hơn bằng cách lưu chuyển không khí xung quanh phòng, không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn của bạn mà còn làm giảm hao mòn điện máy. Hơn nữa, quạt trần tạo ra “gió lạnh” nhân tạo giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.
Không bảo trì máy điều hòa định kì
Không ít gia đình thường bỏ qua bước bảo trì định kì vì thấy máy điều hòa hoạt động vẫn trơn tru, không có tiếng ồn. Tuy vậy, máy điều hòa cần được vệ sinh và thay bộ lọc 3 tháng/lần. Dây làm mát cũng cần được kiểm tra thường xuyên để tránh rò rỉ. Nếu không làm sạch định kì, bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nóng máy và lâu dần ảnh hưởng tới hoạt động của máy điều hòa.
An Nhiên (TH)/Khoevadep