Cần lưu ý khi xây, sửa phòng vệ sinh
Ở Việt Nam, phần lớn các chủ nhà thường xây dựng bồn cầu chung với phòng tắm gọi chung là phòng vệ sinh. Dưới đây xin giới thiệu một số lưu ý khi xây, sửa phòng vệ sinh.
*. Độ cao: Cốt nền của phòng vệ sinh phải thấp hơn từ 3cm – 5cm đối với nền ngoài, vì nếu thấp quá nước có thể bắn ra ngoài hoặc cao quá bước vào phòng vệ sinh sẽ khó khăn.
*. Độ dốc nền: Phòng vệ sinh khi lát nền phải tạo độ dốc theo tỉ lệ 1,5 – 2cm tùy theo chiều dài và chiều rộng của phòng vệ sinh. nếu độ dốc ít nước sẽ khó thoát thì nền sẽ luôn bị ẩm ướt ngược lại cao quá sẽ tạo cảm giác không thoải mái khi sinh hoạt bên trong.
*. Đường ống thoát: Đường cống, đường ống thoát nước nên thiết kế đặt thẳng, nằm có độ dốc, hạn chế tối đa góc cua vì sau này rất dễ tắc.
*. Màu sơn và gạch ốp: Đối với những phòng tắm nhỏ hẹp nên dùng màu sơn tường và gạch ốp sáng màu để tạo cảm giác thoáng rộng. Để có phòng vệ sinh đẹp thì chủ nhà phải khéo léo phối hợp màu sắc, nếu không dành thì chủ nhà nên tham khỏa catalogue mẫu để có một không gian vệ sinh vừa ý.
*. Lắp cửa: Đối với những vệ sinh rộng chúng ta có thể lắp cửa mở, còn những nhà vệ sinh hẹp thì nên lắp cửa xếp hoặc cửa lùa.
*. Lắp bồn cầu: Bồn cầu tránh quay mặt ra cửa vì sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho người sử dụng bên trong.
*. Lắp lavabo: Đối với phòng rộng chúng ta có thể tùy ý chọn vật liệu theo ý muốn chỉ cần lắp đúng chiều cao phù hợp với người sủ dụng là được. Còn đối với những phòng vệ sinh có diện tích nhỏ hẹp thì chúng ta mua lavabo gắn ở góc sẽ tạo được sự rộng rãi trong phòng.
*. Lắp vòi nước: Gắn vòi nước sao cho chúng ta đi lại không vướng, thuận tiện sử dụng và chiều cao vừa phải.
*. Hướng cửa: Cửa vệ sinh tránh đối diện cửa chính, cổng chính vì theo phong thủy gia chủ sẽ thất thoát mất lộc. Cửa vệ sinh cũng nên tránh nhìn ra bếp nấu, phòng ngủ và phòng khách.