Cách treo chuông gió để hóa giải vận đen
Chiếc chuông gió trong gia đình có tác dụng trong việc điều hòa sinh khí, thu hút năng lượng tứ phía hội tụ vào trong ngôi nhà, và ngăn chặn hung khí. Vì thế, phong thủy chuông gió là yếu tố đáng lưu tâm.
Trong quan niệm phong thủy phương Đông, phong thủy chuông gió mang nhiều ý nghĩa to lớn. Dù chỉ là một vật nhỏ nhưng chiếc chuông gió lại có tác dụng trong việc điều hòa sinh khí, thu hút năng lượng tứ phía hội tụ vào trong ngôi nhà, bên cạnh đó là cả việc ngăn chặn hung khí. Việc treo chuông gió trước nhà cũng cần phải theo những nguyên tắc căn bản để tối ưu hóa tác dụng của vật dụng có nhiều ý nghĩa này.
Dù có rất nhiều chủng loại, nguồn gốc vật liệu để tạo tác chuông gió như kim loại, sành sứ, gỗ hoặc đất nung… nhưng về cơ bản, chuông gió là vật hỗ trợ kích hoạt âm thanh để bổ sung phần cảm nhận về thính giác cho không gian sống (ngoài các giác quan khác như thị giác, xúc giác…).
Phong thủy chuông gió là yếu tố rất quan trọng, trừ tà khí trong nhà
Hiện nay, chuông gió được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, gỗ, tre, gốm, thủy tinh… tuy nhiên, với quy định của phong thủy thì vật liệu tốt nhất để làm chuông gió chính là kim loại. Bản thân cội nguồn của chiếc chuông gió khi nó được sinh ra đã được làm bằng thủy tinh, trong khi đó, kim loại có âm sắc, thánh thót, trong trẻo sẽ giúp phát huy tối đa việc hội tụ năng lượng đất trời để luân chuyển trong ngôi nhà của gia chủ.
Thời xưa xem chuông gió hàm chứa ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc bởi chúng giữ vai trò nghênh tiếp ở các vị trí cửa ra vào. Người thời nay thấy chuông gió, hồ lô, sáo trúc… thuộc loại “nghe đồn đem đến may mắn” thì mua về treo lên, ít ra cũng nghe “lóc cóc leng keng” vui nhà vui cửa, còn về thực chất thì vận khí của nhà phụ thuộc vào nhiều vấn đề cơ bản khác như vị thế nhà đất, phương hướng, vật liệu, thiết kế nội thất… chứ không thể chỉ nhờ mấy xâu tiền hay chùm phong linh treo trên đầu cửa mà giải quyết được.
Theo các nhà phong thủy học thì việc sử dụng chuông gió, chọn vị trí, hướng đặt nên tuân thủ theo các nguyên tắc của luật Ngũ hành. Phân ra từng loại khác nhau thì mỗi một loại chuông gió theo từng chất liệu, số thanh của chuông mà sẽ chọn hướng cửa phù hợp nhất. Thường thì chuông gió sẽ được treo ở cửa ra vào hoặc cửa sổ, nhưng một nguyên tắc căn bản là phải để ở nơi mà gió trời có thể vào được, tốt hơn thì có cả ánh mặt trời vì như thế chuông gió mới có thể hội tụ được sinh khí, phát tán năng lượng.
Treo chuông gió trong nhà đúng cách để hóa giải vận đen
Thứ nhất, nói về những loại chuông gió được làm bằng kim loại. Trong Ngũ hành thì loại chuông gió này tượng trưng cho hành Kim và con số tương ứng của hành này là số 6. Từ nguyên tắc này mà các gia chủ nên chọn những loại chuông gió có 6 thanh được làm từ kim loại. Vật liệu nên dụng là bằng đồng vì khi đó chuông gió mới phát huy được hết công năng. Căn cứ vào nguyên tắc ngũ hành, con số tương ứng trong khái niệm phong thủy, thì chuông gió được làm bằng kim loại tốt nhất nên treo ở hướng Tây, Tây Bắc và hướng Bắc. Ba hướng này có thể coi là đại cát và sẽ giúp cho chiếc chuông gió đạt được hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, việc sử dụng những chiếc chuông gió làm từ vật liệu gỗ. Gỗ trong Ngũ hành tượng trưng cho hành Mộc. Âm điệu của những chiếc chuông gió làm từ gỗ thường có âm trầm lắng, nhẹ nhàng và có sự chắc chắn trong âm thanh. Hành Mộc tương ứng với con số 5 trong khái niệm phong thủy và tốt nhất là mọi người nên treo ở hướng hướng Đông, Đông Nam và hướng Nam theo bản đồ bát quái đã chỉ rõ. Loại chuông gió này nên sử dụng 5 thanh làm căn bản để phù hợp với các yếu tố vị trí, hướng bát quái.