Bố trí hệ thống thoát nước thải trong nhà theo phong thủy
Giống như một cơ thể sống, nhà có nạp vào thì phải có thải ra, trường hợp hoàn thiện sơn phết chưa đẹp thì có thể điều chỉnh, tuy nhiên khi hệ thống thoát nước, hay hố ga gặp trục trặc sẽ khiến mọi sinh hoạt trong gia đình bị ảnh hưởng.
Phong thủy học cho rằng, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa), do đó nếu phóng thủy sai sẽ tác động xấu tới cơ cấu bố trí của toàn bộ ngôi nhà.
Hố ga, hầm chất thải nên đặt gần vị trí gầm cầu thang hoặc nhà vệ sinh dưới
trệt, không nên nằm gọn trong chung cung của nhà. (Ảnh minh họa)
Giống như một cơ thể sống, nhà có nạp vào thì phải có thải ra, trường hợp hoàn thiện sơn phết chưa đẹp thì có thể điều chỉnh, tuy nhiên khi hệ thống thoát nước, hay hố ga gặp trục trặc sẽ khiến mọi sinh hoạt trong gia đình bị ảnh hưởng.
Theo quan điểm phong thủy, mỗi nhà có vùng hung khác nhau, tùy theo tuổi của chủ nhà mà xác định dựa theo la bàn và theo nguyên tắc tọa hung. Cụ thể, tuổi gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì vùng hung là vùng thuộc nhóm Tây tứ trạch (Đông Bắc, Tây Bắc, chính Tây, Tây Nam).
Nếu tuổi gia chủ thuộc Tây tứ mệnh sẽ đặt hầm chất thải, khu vực vệ sinh ở các hướng thuộc Đông, chính Nam, Đông Nam và chính Bắc. Vậy nhưng, còn phải xem xét sơn hướng cụ thể trong từng hướng vừa nêu để tránh phạm cung xấu.
Đối với một số nhà biệt thự hoặc nhà vườn rộng có diện tích khuôn viên bao quanh thì nên đưa hố ga, hầm chất thải ra hẳn bên ngoài phần xây nhà và vẫn đảm bảo nguyên tắc tọa hung vừa nêu, để chủ động hơn trong xử lý kỹ thuật cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu vào ngôi nhà chính.
Nên thiết kế hệ thống thoát nước thải có độ dốc thích hợp để dễ dàng tiêu thoát. Đây là lý do vì sao phong thủy coi trọng việc đắp đất nền cao, nếu tòa nhà càng về phía sau càng cao dần lên (hay còn gọi là nở hậu theo chiều cao) nhằm đảm bảo các phần tiêu thoát nước (cả nước sinh hoạt lẫn nước mưa) được thuận lợi hơn. Theo đó, cần tránh làm nhà trước cao sau thấp cũng là để tránh gây ra các khoảng thấp tù đọng uế khí trong nhà và phía sau nhà.
Còn đối với nhà phố liền kề thì hầu như hầm chất thải không thể “chạy” đi đâu được, vì thế ngay từ khâu thiết kế ban đầu cần lưu ý tới vị trí hầm nằm gần gầm cầu thang hoặc vệ sinh dưới trệt, bố trí khuất và có nắp, nên tránh nằm gọn trong chung cung của nhà. Trên thực tế, một số nhà hiện nay dùng tầng trệt phía trước để xe thì hầm phân có thể nằm dưới nền nhà xe.
Theo phong thủy, các quy định về sơn hướng đặt hầm phân nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt còn nếu không cần cố gắng giảm thiểu các vị trí xấu và ưu tiên các vị trí thuận tiện cho không gian chính, bố trí ở vị trí khuất nẻo trên quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” để ngôi nhà của bạn có được sự hài hòa về mặt phong thủy.
Khu bếp là nơi mang tính Hỏa, cho nên không được bố trí khu giặt phơi trong hoặc bên cạnh bếp, vì Thủy khắc Hỏa.
Hơn nữa, nơi giặt giũ sẽ sử dụng lượng nước vào loại nhiều nhất trong nhà, vì vậy cần chú ý đến việc cấp thoát nước sao cho khoa học, hợp lý nhất. Đồng thời, chỗ giặt phơi mang tính âm cao, sẽ là âm thịnh dương suy nếu lại đặt trong môi trường âm nữa. Tốt nhất nên đặt khu giặt phơi ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên (dương quang) chiếu vào để vừa cân bằng âm – dương, quần áo khô ráo, đi lại dễ dàng giúp người làm việc luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
(Theo Báo Xây dựng Online)