Bí quyết sơn nhà đem lại may mắn
Màu sắc và ngũ hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trắng là hành kim, đỏ là hỏa, xanh và đen thủy, xanh lá cây là mộc còn màu vàng nâu, màu be và màu kaki là hành thổ. Vì thế, khi lựa chọn màu sắc cần chú ý đến các vấn đề tương sinh tương khắc, tính toán để biết tỷ lệ giữa màu sắc tương ứng, tương phản bởi nó là yếu tố hay gặp.
Lớp sơn nhà không chỉ có ý nghĩa làm đẹp, bảo vệ cho tường nhà bạn mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Bởi vậy, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để phong thủy nhà bạn luôn ở trạng thái tốt nhất nhé!
Tránh dùng những màu sắc dưới đây làm màu chủ đạo
Lam đậm
Trong xây dựng, đây lại là màu sắc đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, theo phong thủy, nếu nhà bạn dùng màu sơn này làm màu chủ đạo thì sau một thời gian ngắn sẽ sinh ra các âm khí nặng nề. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của các thành viên trong gia đình, dễ gây cảm giác không bình an.
Nên tránh dùng màu lam đậm làm màu sơn chủ đạo cho nhà bạn
Màu tím
Màu tím tuy mang nhiều ý nghĩa tích cực như là biểu trưng cho sự chung thủy và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, màu tím bản thân nó chứa sắc đỏ nên dễ gây chói mắt khi được dùng làm màu chủ đạo. Vì thế, tím chỉ nên được dùng làm màu trang trí thêm.
Màu hồng
Theo phong thủy, hồng là một màu sơn nước đại hung, khiến bản tính con người trở nên nóng nảy, dễ sinh cãi cọ, xích mích. Nhiều người yêu thích gam màu này và cho rằng đây là biểu tượng của sự lãng mạn. Tuy nhiên, nên nắm được đặc tính của gam màu tưởng như là mộng mơ, đáng yêu này để ứng dụng vừa đủ và tiết chế.
Xanh lục đậm
Màu xanh lục đậm nếu được dùng quá nhiều sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí. Mặt khác, quan niệm để mắt tiếp xúc nhiều với màu lục thì sẽ tốt là chưa thực sự chính xác bởi hiệu quả của màu xanh lục tự nhiên khác với màu xanh lục nhân tạo, đã qua điều chế.
Màu đỏ
Người phương Đông quan niệm, màu đỏ được xem như là màu của sự thịnh vượng, mang lại sự may mắn cho gia chủ. Song, đây chỉ là vấn đề liên quan đến phong tục tập quán bởi nếu như nhà bạn sử dụng quá nhiều màu đỏ thì sẽ gây nên áp lực cho mắt, khiến con người dễ nổi nóng. Bởi thế, bạn chỉ nên dùng màu đỏ để trang trí cho không gian chứ không nên dùng làm màu chủ đạo.
Màu vàng
Sơn quá nhiều màu vàng sẽ khiến tâm trạng trở nên phiền muộn, buồn bực, có cảm giác lo âu, ngủ không yên giấc. Do vậy, nếu mong muốn sử dụng màu vàng, bạn nên kết hợp với nhiều màu khác.
Màu cam đỏ
Cũng tương tự như màu đỏ, cam đó mang lại cảm giác tràn trề sức sống, căng tràn. Tuy nhiên, màu sắc mạnh này cũng khiến mọi người dễ phiền muộn, chán nản. Lời khuyên cũng vẫn là nên kết hợp nhiều màu sắc khác với màu vàng này.
Nên lựa chọn màu chủ đạo nào?
Những gam màu như trắng sữa, ngà, trắng nên được ưu tiên dùng làm màu chủ đạo. Đây là những gam màu có hiệu quả tích cực với thần kinh thị giác của con người. Hơn nữa, màu trắng cũng tượng trưng cho sự hi vọng, dễ phối hợp với các món đồ gia dụng, nội thất căn nhà. Đồng thời, màu gỗ cũng phù hợp để trang trí ở trong ngôi nhà bởi màu sắc này khiến con người dễ sinh linh cảm và trí tuệ. Nếu trong phòng đọc sách hay phòng học thì bạn nên ưu tiên lựa chọn nó.
Vài lưu ý nên tránh khi sơn nhà
Trần được sơn màu quá tối
Nếu trần nhà mang màu quá tối sẽ mang lại cảm giác như bước vào hang động tối tăm. Vì vậy, nếu muốn trần nhà có màu sắc phù hợp với tường và sàn thì nên ưu tiên chọn gam màu nhạt.
Nhiều màu tương phản
Màu tương phản tuy có ý nghĩa tạo sự cá tính, khác biệt và mới lạ nhưng nếu nhà bạn phối quá nhiều màu tương phản nhau, người ngồi trong nhà sẽ cảm thấy rối mắt và mệt mỏi thị giác. Việc dùng màu sắc tương phản khi pha màu sơn nước là một quan điểm khoa học nhưng điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng một cách tiết chế.
Kiêng kỵ theo thuyết ngũ hành
Màu sắc và ngũ hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trắng là hành kim, đỏ là hỏa, xanh và đen thủy, xanh lá cây là mộc còn màu vàng nâu, màu be và màu kaki là hành thổ. Vì thế, khi lựa chọn màu sắc cần chú ý đến các vấn đề tương sinh tương khắc, tính toán để biết tỷ lệ giữa màu sắc tương ứng, tương phản bởi nó là yếu tố hay gặp.
(Theo Tạp chí Xây dựng)