Những lúc cảm thấy bế tắc hãy thử những phương pháp sau
Tất cả những thay đổi này sẽ giúp bạn có được những quan điểm mới về tương lai và những điều bạn có thể đạt được.
Thật dễ dàng để chìm vào bế tắc, có thể do bạn có một mục tiêu nào đó nhưng vì vài lý do bạn không đạt được chúng. Có thể vì nghi ngờ bản thân mà bạn tự hạ thấp kỳ vọng của mình, hoặc tự đánh giá thấp bản thân và ngăn cản chính mình từ những thay đổi tích cực.
Bạn có thể bị vướng mắc trong nỗi lo âu và sợ đưa ra những quyết định hoặc thay đổi điều gì đó trong cuộc sống của bạn. Cũng có thể bạn thấy thất vọng vì một việc đã xảy ra và cảm thấy thật khó để cho qua.
Những lúc cảm thấy bế tắc như vậy hãy thử 7 phương pháp sau:
1. Buông bỏ quá khứ
Lắng nghe các câu chuyện trong đầu bạn. Bạn có đang suy nghĩ về những sự kiện xảy ra trong quá khứ? Có phải bạn không thể tha thứ cho bản thân vì những sai lầm đã mắc? Bạn đổ lỗi cho chính mình hay người khác vì những không diễn ra như bạn mong muốn?
Hãy tự hỏi lại bản thân tại sao mình bị mắc kẹt trong những ký ức này và những gì bạn có thể làm là sống với nó, chấp nhận nó và vượt qua nó. Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng bạn có thể chọn tìm sự bình yên. Tha thứ cho bản thân hay người khác là phương pháp để buông đi và tiếp tục.
2. Thay đổi quan điểm bản thân
Một khi bạn đã có thể buông được quá khứ, bạn sẽ nhìn nhận thực tế theo những cách nhìn mới và cảm thấy tự do hơn để thay đổi chính mình. Để có được một quan điểm mới hãy thiền hoặc dành thời gian một mình để lắng nghe tiếng nói bên trong con người bạn. Nếu có thể bạn nê đi du lịch hoặc tạm ngưng những công việc thường ngày để tâm trí được nghỉ ngơi và tách xa với tình hình hiện tại của mình.
Hãy mở lòng với những con người và những ý tưởng mới và đưa các haotj động thể chất thường xuyên vào cuộc sống hàng ngày của mình. Tất cả những thay đổi này sẽ giúp bạn có được những quan điểm mới về tương lai và những điều bạn có thể đạt được.
3. Bắt đầu với những thay đổi nhỏ
Sự thay đổi kích thích các bộ phận khác nhau trong não giúp cải thiện tính sáng tạo và làm đầu óc minh mẫn hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc điều chỉnh những thói quen hằng ngày, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà hoặc làm quen với những người bạn mới.
Mọi thay đổi đều quan trọng, bạn có thể bị cám dỗ bỏ qua những điều nhỏ nhặt vì bạn cảm thấy nó không quan trọng trong thời điểm hiện tại. Nhưng sau một thời gian, chính những thay đổi nhỏ tích cực sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dần dần không còn bế tắc.
4. Khám phá mục đích bản thân
Mục đích sống của bạn không chỉ là công việc, trách nhiệm hay các mục tiêu cần đạt mà nó là những gì giúp bạn cảm thấy bạn thực sự được sống. Đó là những điều bạn đam mê và sẵn sàng chiến đấu vì nó. Ví dụ như: Giúp người khác vượt qua nỗi buồn trong lúc ốm đau; Giúp người khác đạt được tiềm năng của họ; Phát triển cá nhân; Bảo vệ động vật bị tổn thương…
Bạn cần thay đổi mục đích sống của mình nếu nó không còn truyền cảm hứng cho bạn. Nếu bạn cảm thấy rằng mình chưa có mục đích thì đây là cơ hội tuyệt vời để bạn xác định nó. Hãy trả lời những câu hỏi sau khi cân nhắc mục đích sống của mình: Điều gì làm tôi vui? Tôi đã từng thích làm những việc gì? Hiện tại tôi thích làm những việc gì? Tôi cảm thấy vui và say mê tới mức tôi có thể quên mất thời gian khi làm những việc gì? Điều gì truyền nhiều cảm hứng cho tôi nhất và tại sao? Điều gì làm cho tôi cảm thấy bản thân tốt hơn? Tôi giỏi làm những việc gì?
Hãy tin rằng bạn có thể đạt được những gì mong đợi và bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy lập một danh sách các điểm mạnh, các đặc tính tốt của bạn và ghi nhớ rằng bạn rất có khả năng. Rất nhiều người tự làm hỏng sự tiến bộ của họ, một cách vô thức hoặc có ý thức, do những lo ngại và thiếu niềm tin ở bản thân đã ăn sâu vào tâm trí.
Bước đầu tiên để tin tưởng bản thân là nhìn nhận sự tự nghi ngờ. Hãy chú ý vào cách bạn phản ứng trong các hoàn cảnh khác nhau. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh mức độ tự tin vào khả năng của mình. Những hạn chế như “Tôi không thể” hay “Tôi không biết” có thể được thay thế bởi những câu như “Hiện tại tôi chưa làm được điều đó nhưng tôi đang tập để tiến bộ” hoặc “Hiện tại tôi chưa biết nhưng tôi sẽ biết”.
Một cách khác để khuyến khích sự tự tin vào khả năng của mình là viết lại những thành công trong quá khứ và sử dụng những ghi chép này khi bạn cần tự nhắc nhở rằng bạn có thể hoàn thành những thách thức mới.
6. Tập hy vọng
Có thể bạn đã có nhiều nỗi thất vọng trong quá khứ dẫn đến sự bất lực trong cảm nhận của bạn ở thời điểm này. Có thể bẩm sinh bạn đã là người bi quan. Bạn sẽ phải tập luyện để thay đổi điều này.
Tìm một phương pháp như thiền, yoga, đọc các cuốn sách truyền cảm hứng và làm những điều này thường xuyên. Hy vọng không phải là trạng thái vĩnh viễn, bạn cần phải tích cực rèn luyện hàng ngày.
7. Cân nhắc nói chuyện với một chuyên gia
Nếu bạn thấy rằng bạn không thể thay đổi các suy nghĩ độc hại hãy cân nhắc gặp một chuyên gia tư vấn về sức khỏe tâm lý để giúp bạn tìm hiểu lý do bế tắc và tìm ra các phương pháp để giúp bạn thoát khỏi trạng thái này.
Cảm giác bế tắc có thể là một đặc tính của bệnh tâm lý, có thể dùng trị liệu tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai để chữa trị. Sự hỗ trợ của chuyên gia có thể cực kỳ hữu ích trong quá trình thay đổi những suy nghĩ đã ăn sâu. Đôi khi việc tìm sự trợ giúp là bước thay đổi mạnh mẽ và đầy hy vọng nhất.