Những lưu ý trong bố trí nhà hợp phong thủy với gia chủ
Phòng đọc sách là nơi trẻ em thường lui tới để đọc sách và học tập. Ngoài yếu tố yên tĩnh và sáng sủa còn cần chú ý những điểm sau:
Phong thủy là yếu tố khá quan trọng trong xây dựng, bố trí và sắp xếp không gian căn nhà sao cho phù hợp với sinh mệnh của gia chủ. Từ kinh nghiệm thực tế, những người trong ngành đưa ra một vài lưu ý mà bạn đọc nên tham khảo để gia công lại nhà ở của mình cho hợp phong thủy, tạo thuận lợi trong công việc và góp phần thăng hoa
Cửa nhà
Mỗi loại nhà đều có sự phân biệt giữa tọa và hướng. Tọa và hướng được quyết định bởi phương hướng của cửa nhà. Nói một cách đơn giản, phần phía sau ngôi nhà được gọi là tọa, còn phần phía trước mặt của cửa chính căn nhà là hướng.
Ví dụ, tòa nhà có cửa hướng Nam thì nhà sẽ nằm ở phía Bắc, tục ngữ gọi là tọa Bắc triều Nam (dựa lưng hướng Bắc, ngoảnh nhìn hướng Nam). Thông thường, tọa và hướng của căn nhà luôn luôn đối nhau.
Chức năng chủ yếu của nhà ở là “nạp khí”, vì thế trước mặt cửa nhà nên giữ sạch sẽ, vui vẻ và ấm cúng. Nếu như có rác, nhà vệ sinh, cống nước… thì những luồng khí ô nhiễm sẽ bị hút vào nhà.
Ngoài ra, nếu nhà đối diện với những cửa chính, cửa sau, cửa sổ của các công trình khác hoặc cột điện, góc tường cũng phạm phải đại kỵ, gia chủ nên tránh những vị trí này.
Phòng ngủ
Cửa phòng ngủ không nên quá rộng. Cửa là nơi người nhà và bạn bè đi qua đi lại, loại khí này không có lợi cho phong thuỷ phòng ngủ. Hơn nữa âm thanh từ bên ngoài tràn vào sẽ gây ồn ào, trong khi phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần sự yên tĩnh, riêng tư.
Bên cạnh đó, cửa phòng ngủ không được đối diện với nhà vệ sinh. Bởi nhà vệ sinh luôn có khí ô nhiễm và uế khí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài khí của chủ nhà.
Khu vực phòng ngủ không được liền hoặc đối diện với nhà bếp, cửa nhà bếp không nên đối diện với phòng ngủ và đầu giường ngủ không được hướng về bếp. Nhà bếp là nơi chứa nhiều khí nóng, phòng ngủ là thuần âm chi địa, nhà bếp là thuần dương chi địa, lúc này âm dương sẽ không điều hoà, dễ tạo bất hòa giữa các mối quan hệ trong gia đình.
Một số người thích tìm kiếm sự mới lạ thị giác, tạo những đường chéo/dốc trong phòng ngủ, mà không biết rằng hình thái không vuông vắn bản thân nó là một loại năng lượng chuyển động. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu yên tĩnh, an bình của phòng ngủ. Nói đơn giản, vuông vắn là tư tưởng chủ đạo cho phòng ngủ.
Thêm một yếu tố nữa, cửa phòng ngủ không được đối diện với gương. Gương trong phong thuỷ thường được gọi là công cụ “hoá sát giải tai”. Theo các quan niệm của cổ nhân xưa, gương nằm đối diện phòng ngủ giống như một đôi mắt đang mở to, tạo ra nguồn năng lượng “kính sát”. Điều này gây bất lợi cho phòng ngủ và người sử dụng phòng ngủ đó.
Ngoài ra, việc bố trí quá nhiều thực vật trong phòng ngủ dễ tập trung “âm khí” do cây cối chỉ sản sinh khí Oxy vào ban ngày, thải khí CO2 vào ban đêm. Bạn chỉ nên trang trí phòng ngủ bằng một vài chậu cây nhỏ để ở khung cửa sổ hoặc khu vực gần cửa ra vào là tốt nhất.
Đầu giường nên dựa tường để tạo sự ổn định và không đặt thanh xà ngang. Bởi khi đầu giường không tựa vào đâu cả sẽ có không gian cho luồng năng lượng lưu động. Khí lưu động là điều kị uý trong phong thuỷ phòng ngủ.
Trang trí màu phòng ngủ nên nhẹ nhàng và chọn tông màu dịu mắt, tránh sử dụng các tông màu nóng vì những gam màu này dễ gây kích thích thần kinh.
Phòng bếp
Cửa nhà bếp không nên đối diện với cửa chính và cửa nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng của cửa chính, nhà vệ sinh và nhà bếp đều tương đối mạnh, sự tiếp xúc giữa các cửa này dễ tạo suy khí, mà trong phong thủy cho rằng điều này dễ dẫn đến bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.
Một yếu tố khác bạn cũng cần lưu ý là nhà bếp kỵ gió. Năng lượng trong phòng bếp thuộc hoả, gió trong ngũ hành thuộc mộc. Mộc sinh hoả có thể được xem là tốt nhưng nhà bếp là “dương kháng chi sở”, hay nói cách khác là “dương chi cực hĩ”, tức nhà bếp đã là nơi chứa hỏa, khi gặp gió hỏa sẽ bùng phát mạnh hơn, không tốt cho sinh khí ngôi nhà. Trên thực tế, nếu xét về phương diện khoa học, gió nhà bếp quá lớn sẽ không an toàn, dễ gây cháy nổ.
Một lưu ý nữa là, bếp lò không nên đặt dưới xà ngang và không được hướng về cửa,… Ngoài ra, gia chủ nên thu gọn cấu trúc, bố trí cách sắp xếp bếp lò, chén dĩa… cho hợp lý và thuận tiện sử dụng.
Phòng khách
Phòng khách là nơi ưa vòng quanh, kỵ trực xung. Theo các quan niệm trong phong thủy cổ đại, trường khí về sự quay lại, vòng quanh, bao bọc này có tác dụng tu dưỡng và bổ sung cho con người. Nếu như giữa cửa chính và phòng khách, có một khu đệm hoặc lối đi thì có thể đáp ứng được yêu cầu này. Còn trường hợp cửa chính nối liền phòng khách, gia chủ có thể đặt giữa cửa và phòng khách tấm bình phong hoặc giá thấp để chặn lại, để hóa giải “xung”.
Một điều cần lưu ý nữa là phòng khách phải có đủ ánh sáng, lan can không nên đặt quá nhiều đồ vật chặn ánh sáng, màu sắc trên tường không nên quá tối, khí phải được thông suốt. Tối kỵ đặt phòng khách ở nơi có không khí tù túng, chật hẹp.
Phòng khách không nên có xà ngang, người đứng dưới xà ngang sẽ cảm thấy bị đè nén, tinh thần hoảng hốt, vận may không được đánh thức. Để khắc phục nhược điểm này, gia chủ có thể dùng trần giả hay vật trang trí che xà ngang lại.
Gia chủ nên chọn màu sắc không lòe loẹt, phức tạp, nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất khi trang khí phòng khách.
Cụ thể, cửa hướng Đông Nam cần theo đuổi sự sáng sủa, có thể dùng gam màu trắng sáng; cửa hướng Đông nên theo đuổi sắc quang trung hoà, không nên quá sáng, trong đó gam màu trắng không chiếm hơn một phần tư tổng diện tích màu. Ngoài ra, phòng khách hướng này nếu ba mặt đều có cửa sổ lớn thì sẽ không tốt, không may mắn cho gia chủ. Cửa hướng Tây Nam nên thiết kế phòng khách không quá rộng, nên dùng màu trắng, vàng đất hoặc màu cà phê cho tường phòng. Cửa hướng Nam có thể dùng gam màu lạnh, không nên quá bắt mắt. Cửa hướng Đông Bắc nên kết hợp sử dụng vật dụng trang trí theo phong cách đồ sộ, có tông màu chủ đạo là màu vàng, màu gỗ thuần. Cửa hướng Tây Bắc nên thiết kế rộng rãi, dùng màu xanh nhạt, xanh thiên thanh…
Các đồ vật trang trí trong phòng khách nên có hình dạng tròn, bởi hình dáng này sản sinh loại năng lượng viên hòa, dung hợp, hoạt bát, có lợi cho giao lưu giữa người với người. Cuối cùng, phòng khách nên ở phía trước của căn nhà, bởi đây là nơi tiếp đãi nhiều người
Phòng đọc sách
Phòng đọc sách là nơi trẻ em thường lui tới để đọc sách và học tập. Ngoài yếu tố yên tĩnh và sáng sủa còn cần chú ý những điểm sau:
Bàn không nên đặt giữa phòng. Nếu đặt bàn giữa phòng, tức lúc này 4 bề đều trống, tạo thế cô lập vô viên, khiến cho tinh thần con người khó tập trung, dễ phân tâm. Cửa là khí khẩu, có thể nạp linh khí. Nếu đặt bàn hướng về cửa sẽ khiến đầu óc tỉnh táo hơn, nhưng cần lưu ý một điều, bàn không được trực tiếp đối diện với cửa.
Đồng thời, bàn không nên quay lưng về cửa hoặc cửa sổ, mà nên dựa vào tường làm núi tựa. Nếu bàn quay lưng với cửa hoặc cửa sổ, lúc này vị trí bàn tạo thế lưng không núi tựa. Điều này khiến gia chủ không thể thăng cấp trong công việc, chậm trễ trong học tập.