Bày tượng Phúc – Lộc – Thọ và những điều cần phải biết
Như tất cả những tượng của các linh vật, linh thần khác, luôn phải giữ cho tượng sạch sẽ, không bám bụi. Mỗi lần lau chùi tượng nên sử dụng rượu trắng chưa thắp cúng hoặc nước thơm để vệ sinh tượng.
Với mong muốn có một cuộc sống viên mãn, tiền tài và dài lâu, trong nhiều gia đình Việt hay thờ cúng hoặc bày tượng ba ông Tam Đa – hay còn gọi là ba ông Phúc – Lộc – Thọ. Trong bài viết hôm nay, LLGroup sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc cũng như cách bài trí để đem lại hiệu quả phong thủy tốt nhất.
1. Sự tích ba ông Phúc – Lộc – Thọ:
Sự tích kể lại rằng 3 ông đều là thừa tướng ở các triều đại khác nhau:
– Ông Phúc là quan Thừa tướng đời nhà Đường. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Đến năm 83 tuổi ông đã có ngũ đại đồng đường. Bởi vậy nên trên tay ông Phúc thường bế một đứa bé trai thể hiện sự viên mãn này. Ông Phúc mang đến sự may mắn, an lành.
– Ông Lộc là Thừa tướng nhà Tấn. Vàng bạc, châu báu trong nhà chất cao như núi. Ông thường mặc áo quan màu xanh lá cây bởi chữ “lộc” phát âm gần với “lục”. Ông tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
– Ông Thọ là Thừa tướng đời Hán, sống thọ tới 125 tuổi. Ông tượng trưng cho cuộc sống dài lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào (tượng trưng cho sự trường thọ) và gậy chống.
Ba ông là đại diện cho 3 điều con người luôn mong muốn trong cuộc sống.
2. Chất liệu:
Tượng ba ông Tam Đa làm từ đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất trong phong thủy. Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế các gia đình có thể chọn các chất liệu như gỗ, đá, gốm sứ, mạ vàng, ngọc thạch,…
3. Đặt tượng
– Đặt tượng 3 ông Tam Đa luôn luôn theo đúng thứ tự từ phải qua trái: Phúc – Lộc – Thọ.
– Chọn vị trí hợp tuổi với gia chủ, tránh vị trí hung, kị sẽ gây tốn của và mắc vào nhiều thị phi.
– Những vị trí hay đặt tượng:
+ Phòng khách: nên đặt trên một bàn cao, trước một bức tường vững chắc.
+ Phòng làm việc: đặt ở phía sau bàn làm việc sẽ mang lại nhiều vận may.
+ Hai bên cửa chính: Đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Không được đặt tượng đối diện với cửa sẽ khiến tài lộc ra khỏi nhà. Hoặc có thể đặt ở vị trí mà mắt tượng hướng vào trong phòng ví dụ như phía trên cửa ra vào.
4. Những điều cấm kị:
– Tuy ba ông Tam Đa không cần phải đưa lên bàn thờ để thờ cúng nhưng nhất thiết phải đặt ở vị trí trang trọng. Đặc biệt tránh nhà bếp, phòng tắm và phòng ngủ.
– Vị trí của tượng phải cao hơn đầu người.
– Không bày tượng chưa khai quang, nếu chưa được khai quang tượng ba ông Tam Đa không khác gì vật trang trí. Khi mang tượng về nhà, nên phủ một lớp vài đỏ trên mặt tượng rồi chọn một ngày đẹp trời để bỏ vải che phủ, làm lễ khai quang.
Như tất cả những tượng của các linh vật, linh thần khác, luôn phải giữ cho tượng sạch sẽ, không bám bụi. Mỗi lần lau chùi tượng nên sử dụng rượu trắng chưa thắp cúng hoặc nước thơm để vệ sinh tượng.
Diệu Linh