Trẻ hay khóc dạ đề phải làm sao ?
Trong phong thủy, trẻ sinh vào giờ Dạ Đề thì hay khóc đêm, người hay mệt mỏi, hay co giật.
Bạn đã từng nghe qua hiện tượng “trẻ khóc dạ đề”? Đó là hiện tượng trẻ nhỏ ban ngày thì rất ngoan nhưng ban đêm thì lại hay khóc và có những đứa bé khóc như có người đánh. Và điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho trẻ mà còn tác động đến sức khỏe, công việc, tình thần của bậc bố mẹ. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp những gia đình rơi vào trường hợp này khắc phục được tình hình và thấy trẻ không khóc đêm nữa và ngủ rất tốt.
Hiện tượng trẻ khóc đêm xẩy ra ở những bé mới sinh cho đến tận 2 tuổi. Những lúc này, ban ngày bé sẽ ăn uống bình thường, nhưng cứ đêm xuống là cháu bé khóc to và không ngủ, cũng có những bé cả ngày hay khóc và rất khó nuôi.
Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề:
– Khóc kéo dài hơn ba giờ/ngày.
– Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần.
-Khóc hơn ba tuần/tháng.
Trẻ khóc dạ đề
2 nguyên nhân chính?
1. Giờ sinh của trẻ phạm vào giờ Dạ Đề
– Trong phong thủy, trẻ sinh vào giờ Dạ Đề thì hay khóc đêm, người hay mệt mỏi, hay co giật.
– Cách tính giờ Dạ Đề:
+ Mùa Đông sinh vào giờ Mão ( từ 5h – 7h sáng)
+ Mùa Xuân sinh vào giờ Ngọ (từ 11h – 13h trưa)
+ Mùa Hạ sinh vào giờ Dậu ( từ 17h -19h tối)
+ Mùa Thu sinh vào giờ Tí (từ 23h – 1h đêm)
– Làm thế nào để hóa giải
+ Cách 1: Lấy cỏ mọc qua thành giếng đào mang về dấu người mẹ đặt xuống bên dưới giường.
+ Cách 2: Lấy 2 tờ giấy màu hồng có tẩm hương thơm để vào áo của bé ( 2 ngày) sau đó mang ra phun ít nước và chờ cho khô thì viết 2 chữ to kín giấy ” Điệp An” và tẩm tiếp hương thơm. Xé làm 4 mành/ 1 tờ, mỗi mẹ con 1 nửa để vào người (1 ngày) sau đó đốt lấy tro bôi vào má, vào gót chân và ngực của bé.
2. “Địa khí phong thủy” trong ngôi nhà rất yếu, có nhiều ác xạ và âm khí
Nếu bé hay khóc và con thét lên nhưng giờ sinh của bé không phạm giờ Dạ Đề thì có thể là do địa khí rất âm khí (nhiều tia ác xạ bắn lên trên nhà, nhà có quá nhiều tà khí…
– Làm thế nào để hóa giải:
+ Dùng Cách thứ 2 như bên trên.
+ Trấn trạch lại ngôi nhà
+ Tẩy uế trừ tà
+ Nâng khí bằng đá phong thủy.
Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng Tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu)… Dân gian và y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc trị chứng này với các vị thuốc dễ kiếm như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má…
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây là hữu ích đối với những gia đình đang nằm trong hoàn cảnh này và bổ sung kiến thức cho những ông bố bà mẹ trẻ đang chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình.