Ý nghĩa của Thiềm Thừ trong phong thủy
Thiềm Thừ hay còn gọi là cóc ba chân được xem là linh vật chiêu tài, tịch tà và hộ gia.
Thiềm Thừ ngậm tiền thường nhìn thấy gần máy tính tiền, két sắt, nơi tiếp khách, bàn làm việc và văn phòng tại các nước Phương Đông.
Riêng tại Trung Quốc nhà ai cũng trưng Tỳ Hưu để trừ tài khí bốn phương tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh. Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách nếu để ý 1 chút bạn sẽ thấy 2 con cóc ngậm đồng tiền cổ quay đầu vào trong nhà. Nhìn kỹ hơn bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình tròn, bên trong là hình tựa như 2 con cá quay lưng lại với nhau trông giống hình bát quái. Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc mang 1 đồng xu trên miệng và 2 bên sườn đeo 2 xâu tiền cổ.
Đây là vật phẩm phong thuỷ đứng thứ 2 sau Tỳ Hưu được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.
Thiềm Thừ thường được trưng ở phòng khách và văn phòng cũng như trên bàn làm việc. Khi trưng Thiềm Thừ cần chú ý hướng đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà. Không nên đặt Thiềm Thừ hướng cửa mà nên đặt theo đường chéo cửa ra vào.
Khi thỉnh Thiềm Thừ về nhà bạn cũng cần phải làm lễ khai quang điểm nhãn, tương tự như Tỳ Hưu. Tuy nhiên cũng có 1 chút khác biệt, Thiềm Thừ khi khai quang chỉ nên có 1 mình gia chủ.
Cách khai quanh điểm nhãn cho Thiềm Thừ:
– Chọn ngày tốt để tắm rửa sạch sẽ cho Thiềm Thừ.
– Lấy nửa thùng nước giếng và nửa thùng nước mưa vào đồ chứa để rửa Thiềm Thừ.
– Nên ngâm Thiềm Thừ 3 ngày 3 đêm sau đó lấy ra lau khô.
– Cuối cùng, lấy 1 ít nước chè rứa vào mắt cho Thiềm Thừ đây gọi là khai quang điểm nhãn.